3 Matching Annotations
  1. Jun 2022
    1. Kinh tế và VND vững đến mấy, DN tốt thế nào cũng thua cơn hoảng loạn bân tháo. TTCK VN vẫn luôn rất quá đà như vậy.
    2. Trong 10 năm qua, TTCK Việt Nam đã có 3 lần sụt giảm mạnh đưa định giá P/E về mức rất rẻ.- Lần 1 vào cuối năm 2012: với tâm điểm là cuộc khủng hoảng hệ thống Ngân hàng, nợ xấu lên tới 17%, lãi suất tiền gửi tăng lên 14%/năm, thị trường BĐS giảm mạnh và mất thanh khoản. Doanh nghiệp của hầu hết mọi ngành nghề chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Chỉ số VN-Index giảm 25%.- Lần 2 vào đầu năm 2016, dưới áp lực FED tăng lãi suất và ngừng QE, tiền rút mạnh khỏi các thị trường mới nổi, trong khi đồng Nhân dân Tệ giảm mạnh, kinh tế Trung Quốc suy giảm nhanh gây áp lực lớn lên tỷ giá VND và nền kinh tế Việt Nam. VN-Index giảm 18%.- Lần 3 vào 3/2020 do đại dịch COVID lan rộng gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu nghiêm trọng. VN-Index giảm 34%.Những lần suy giảm lớn này đều đưa định giá P/E của VN-Index về dưới 12.x, và mở ra cơ hội đầu tư rất tốt sau đó với mức tăng 35-80% sau 1 năm.Lần này, 5/2022, dòng tiền đầu tư trong nước đang chịu ảnh hưởng ngắn hạn của việc siết lại thị trường trái phiếu DN, và kiểm soát dòng tiền đầu cơ BĐS và CK. Tâm lý NĐT đồng thời chịu ảnh hưởng của TTCK toàn cầu suy giảm do FED thắt chặt tiền tệ, VN-Index đã giảm 23% chỉ sau 6 tuần. TTCK Việt Nam lọt vào top 3 các thị trường có mức giảm điểm mạnh nhất trên toàn cầu trong năm 2022 chỉ sau Nga và Hungary.Lần giảm mạnh này có sự khác biệt là kinh tế Việt Nam đang có nền tảng cân đối vĩ mô vững vàng nhất trong 15 năm qua, với áp lực lạm phát, tỷ giá, và lãi suất không quá lớn và trong tầm kiểm soát. Nhiều các doanh nghiệp đang bước vào chu kỳ phục hồi hậu COVID với đà tăng trưởng lợi nhuận 1-3 năm tới rất mạnh mẽ. Do vậy, những lý do để bán tháo CP về mức rất rẻ lần này không tới từ những yếu tố nội tại của DN.Trong một nền kinh tế đang đi lên mạnh mẽ như Việt Nam, TTCK đang là nơi hội tụ nhiều doanh nghiệp ưu tú nhất các ngành với hiệu quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng vượt trội. Chỉ số VN-Index và những cổ phiếu xuất sắc sẽ tiếp tục duy trì xu hướng đi lên trong dài hạn với tốc độ trung bình 10-20%/năm. Tuy vậy, luôn có những sự kiện, tin tức chi phối tâm lý NĐT và dòng tiền vào ra tạo ra sự biến động ngắn hạn đôi khi rất cực đoan và quá đà của thị trường. Chúng ta đang ở trong một thời điểm như vậy, đặc biệt là khi 2 năm COVID đã thu hút rất nhiều NĐT cá nhân mới vào thị trường với ít kinh nghiệm và kiến thức đầu tư. Đợt bán tháo của thị trường lần này có thể coi là dấu chấm hết của kỷ nguyên tiền rẻ và dễ dãi, đồng thời mở ra sử khởi đầu cho một chu kỳ mới, đi lên bền vững hơn dựa trên sự phục hồi của nền kinh tế thực và sự tăng trưởng của các doanh nghiệp.Quay trở lại diễn biến thị trường vừa qua, rất nhiều tài khoản NĐT đã giảm rất mạnh và mất đi toàn bộ lãi và cả một phần tiền gốc trong 2 năm tăng 2020-2021. Nhiều NĐT đang rơi vào tâm lý hoảng loạn và bán tháo tài khoản bằng mọi giá, trong đó có cả những cổ phiếu rất tốt và rẻ. Mức vay margin trung bình ở các CTCK lớn đã giảm 30-40% từ đỉnh, mức giảm mạnh nhất trong nhiều năm. Lượng tiền mặt trong tài khoản cũng tăng mạnh so với đầu năm và không có xu hướng rút ra đáng kể khi mặt bằng lãi suất tiền gửi vẫn thấp, thị trường BĐS cũng đang trầm lắng. Tương quan sức mua tiền mặt và số dư margin đang ở tỷ lệ an toàn nhất kể từ tháng 4/2020. Bởi vậy, đi qua được giai đoạn biến động mạnh khi nhu cầu bán tháo mọi giá được hấp thụ, chúng ta có thể sẽ thấy thị trường phục hồi rất nhanh khỏi vùng quá bán và đi vào chu kỳ tăng mới. Chúng ta đầu tư chứng khoán là tìm kiếm các CP có đủ 2 điều kiện quan trọng: định giá hấp dẫn, và triển vọng tăng trưởng doanh thu lợi nhuận mạnh mẽ. Sự hoảng loạn và bán tháo của thị trường đang một lần nữa mang lại cơ hội đầu tư tốt nhất kể từ đáy COVID 3/2020. Nếu có tiền nhàn rỗi, đây là thời điểm phù hợp để chúng ta gia tăng tỷ trọng đầu tư. Nếu đang cầm một danh mục đã giảm giá mạnh, việc nên làm là cơ cấu lại tập trung vào những cổ phiếu hấp dẫn nhất và kiên nhẫn chờ đợi thành quả. Để thành công lâu dài và hạn chế các tổn thất lớn trên TTCK đầy biến động này, chúng ta cần tránh làm hai việc là FOMO mua vào khi thị trường và cổ phiếu đã tăng nóng và bán ra cắt lỗ khi danh mục CP tốt đã giảm giá rất mạnh về định giá rất rẻ như hiện tại. Còn lại, một danh mục CP tốt và rẻ sẽ tự gia tăng giá trị theo thời gian và mang lại lợi nhuận xứng đáng. Chúc quý Nhà đầu tư luôn giữ được sự bình an và kiên định để cùng đồng hành trên con đường đầu tư đúng đắn và bền vững.733 73385 Comments120 SharesLikeCommentShare

      .

    3. Thị trường chứng khoán toàn cầu tháng 5 đã có biến động rất mạnh khi S&P500 giảm chạm ngưỡng -20% từ đỉnh trước khi phục hồi một phần vào cuối tháng, đưa định giá định giá PE forward về mức trung bình 10 năm là 17.x. Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Châu Âu cũng ổn định vào cuối tháng 5, một phần nhờ thông tin gói kích thích kinh tế và thông tin dỡ bỏ phong tỏa tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc. Trong tháng qua, thị trường chứng khoán Việt Nam vừa chịu áp lực giảm đồng pha với thế giới, vừa chịu ảnh hưởng từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước và chính sách tiền tệ thận trọng hơn. Kết quả là VN-Index đã có nhịp giảm mạnh về 1156 điểm, -24% từ đỉnh, sau đó là hai tuần hồi phục theo xu hướng tăng trở lại của thị trường toàn cầu cũng như sự cân bằng trở lại của thị trường tài chính trong nước.Theo các khảo sát, sự quan tâm của nhà đầu tư hiện tập trung vào hai rủi ro chính là: (1) khả năng lạm phát tiếp tục tăng cao, khiến FED và các NHTW thắt chặt tiền tệ quá mức sẽ (2) đẩy kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu vào suy thoái.Sự hồi phục của TTCK vừa qua bắt nguồn từ sự ổn định trở lại của thị trường trái phiếu khi lạm phát Mỹ được đánh giá đang tạo đỉnh từ mốc cao CPI 8.5% trong tháng 3. Giá năng lượng, lương thực và chi phí dịch vụ tiếp tục tăng vẫn đang gây sức ép lên kỳ vọng lạm phát. Tuy vậy, một số thành phần quan trọng khác trong rổ tính CPI Mỹ như giá xe, giá thuê nhà, và một số hàng hóa cơ bản, đang nguội bớt, cùng chi phí logistics đang ổn định lại nhờ các tắc nghẽn chuỗi cung ứng dần được khắc phục. Các định chế quốc tế lớn đang dự báo lạm phát tại Mỹ sẽ giảm dần trong nửa cuối năm về quanh 5% và giảm về dưới 3% vào giữa 2022, chủ yếu do hiệu ứng so sánh nền giá cao và sự giảm tốc của nhu cầu.Về rủi ro suy thoái của kinh tế Mỹ và toàn cầu, chúng tôi thường tham khảo các mô hình dự báo có độ tin cậy cao trong quá khứ cũng như rủi ro đổ vỡ từ những khu vực yếu kém nhất trong nền kinh tế. Những dữ liệu dựa trên yield spread của New York Fed và dự báo tỷ lệ phá sản ở nhóm doanh nghiệp yếu kém vẫn đang ở mức an toàn cho thấy khả năng xảy ra suy thoái kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới là thấp. Điều Fed mong muốn và chúng ta sẽ chứng kiến trong những tháng tới là đà tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại, cùng chiều với lạm phát.Ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc, các cảng biển tại Thượng Hải đã quay trở lại 95% công suất thông thường. Chính phủ Trung Quốc và Ngân hàng TW Trung Quốc đều đưa ra những chính sách hỗ trợ với gói chi tiêu đầu tư và hạ lãi suất chính sách (là lãi suất tham chiếu) cho những khoản vay 5 năm. Các chỉ số dự báo nhu cầu tín dụng, nhu cầu sản xuất, đầu tư bắt đầu có tín hiệu phục hồi. Một câu hỏi khác chúng tôi được nghe từ nhiều nhà đầu tư là quy mô bảng cân đối của FED đã lên tới 9,000 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi sau 2 năm và gấp 3 sau 10 năm liệu có tạo nên bong bóng nợ sẽ xì hơi hay đổ vỡ khi quá trình đảo ngược chính sách tiền tệ xảy ra. Chúng tôi thấy đây là một câu hỏi rất quan trọng và thú vị.Nhìn từ góc độ lịch sử, hoạt động mua lại tài sản quy mô lớn được NHTW tại Nhật Bản (BoJ) và Châu Âu (ECB) thực hiện ở quy mô lớn không kém so với Fed tính trên giá trị tuyệt đối và lớn hơn rất nhiều lần theo % GDP. Tài sản Fed đang nắm giữ tương đương 38% GDP Mỹ, so với mức 70% của ECB và 135% tại BoJ. Điểm quan trọng hơn trên góc độ rủi ro là phần lớn các đợt QE của Fed giúp giảm tỷ lệ nợ hộ gia đình và lành mạnh bảng cân đối của doanh nghiệp. Ở chiều ngược lại, bên tăng vay nợ lớn nhất chính là Chính phủ Mỹ. Đối với kinh tế Việt Nam, chúng tôi nhận thấy các bánh răng của nền kinh tế vẫn đang trong quá trình phục hồi vững chắc. Doanh nghiệp mở mới tiếp tục gia tăng nhanh chóng, chi tiêu bán lẻ tăng mạnh, sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, kèm theo đó là ngân sách Nhà nước liên tục thặng dư nhờ thuế. Điểm trừ chính là giải ngân đầu tư công chậm và hạn mức tín dụng của các ngân hàng chưa được SBV giao thêm tạo nên áp lực thiếu vốn cho nền kinh tế và làm chậm lại vòng quay của tiền trên thị trường tài sản. Trong tháng 5/2022, VND có nhịp giảm giá dưới áp lực tăng mạnh của USD. Tuy nhiên tính từ đầu năm, VND chỉ mất giá 1.59%, là mức giảm giá trong biên độ kỳ vọng, và tiếp tục thuộc nhóm quốc gia có tỷ giá ổn định trên thế giới.Đối với thị trường chứng khoán, vào giữa tháng 5 vừa qua, VN-Index đã giảm -24% chỉ sau 6 tuần, đưa Việt Nam vào top 3 TTCK giảm mạnh nhất thế giới trong 2022 chỉ sau Hungary và Nga. Trên một nền tảng vĩ mô ổn định, triền vọng tăng trưởng cao của doanh nghiệp, với định giá rất hợp lý, đợt giảm kỷ lục này là hiệu ứng cộng hưởng từ nhiều lý do cả trong và ngoài nước. Nhưng áp lực lớn nhất là dòng tiền ngắn hạn rút mạnh khỏi thị trường do ảnh hưởng từ việc chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động thao túng TTCK. Như đề cập ở báo cáo kỳ trước, TTCK Mỹ và toàn cầu đã đi vào vùng quá bán và gần đây nhiều khảo sát cho thấy tỷ lệ tiền mặt trong các quỹ đầu tư toàn cầu và mức độ phòng thủ đã tăng lên cao nhất từ 2009. Do vậy, để các thị trường lớn giảm mạnh qua mức đáy cũ, cần phải có những diễn tiến tiêu cực mới ở mức độ cao hơn, khả dĩ đưa nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái. Còn nếu lạm phát Mỹ đang tạo đỉnh và giảm dần, Fed có thể sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất vào cuối 2022 và chấm dứt hoàn toàn vào giữa năm tới. TTCK luôn đi trước các diễn biến kinh tế và có thể đang phản ánh những lo lắng về lạm phát và rủi ro thắt chặt tiền tệ ở mức độ cao nhất. Khi những tín hiệu của rủi ro lạm phát giảm bớt, dòng tiền sẽ quay trở lại.Nhìn vào thị trường trong nước, chúng tôi tiếp tục lạc quan với kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cùng với đà phục hồi kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có nền so sánh thấp trong giai đoạn ảnh hưởng COVID nặng nề trong Q2 và Q3 2021. Tính tới những ảnh hưởng tiêu cực từ suy giảm tăng trưởng toàn cầu, áp lực tăng lãi suất, tỷ giá VND trong những tháng tới, chúng tôi vẫn tin tưởng vào khả năng các doanh nghiệp trong VN-Index sẽ duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận trên 20% cho năm 2022. Định giá P/E của thị trường hiện tại là 13.8 và sẽ là 12.5 nếu tính forward tới cuối năm. Và đợt suy giảm này của thị trường đã mang tới một cơ hội đầu tư với mức định giá rẻ hơn 95% thời gian tính trong 5 năm trở lại đây.Những hoạt động chấn chỉnh thị trường tài chính vừa qua có thể đã tạo ảnh hưởng tấm lý ngắn hạn lên nhà đầu tư trong nước, khiến VN-Index giữa tháng 5 đã lọt vào top các thị trường giảm mạnh nhất thế giới. Trong khi đó, TTCK các nước khác trong khu vực như Indonesia, Phillippine, Thái Lan đang duy trì xu hướng tăng dài hạn và hiện chỉ điều chỉnh giảm 3-5% so với đỉnh. Theo quan sát của chúng tôi, Việt Nam cũng là thị trường hiếm hoi nhận được dòng tiền nước ngoài mua ròng mạnh mẽ trong hai tháng qua, ngược chiều với áp lực rút vốn khỏi nhiều thị trường khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ. Những nền tảng vĩ mô vững chắc và triển vọng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam là khác biệt và những chính sách giúp thị trường minh bạch hơn chính là điều kiện cần cho thị trường vốn phát triển hiệu quả, hấp dẫn các dòng vốn lớn tiếp tục tìm đến.290 29010 Comments45 SharesLikeCommentShare

      .