1 Matching Annotations
  1. Feb 2022
    1. Blog này được lập vào khoảng 2014. Tác giả tự giới thiệu sinh năm 1979, tức hồi anh ta 33 - 34 tuổi. Ở bài trước, được viết vào 1/2016, anh ta "tự ái" khi đọc bài ​Sự khốn cùng của “tư duy triệu phú” - Tuổi Trẻ Online bởi Đặng Hoàng Giang (1, 6, 2015). Ở vào thời điểm này (2021 - 2020), có lẽ anh đã "trưởng thành" hơn và suy nghĩ, nhận thức có hệ thống hơn. Như ở đây anh ta tìm hiểu về "kinh tế học" một cách nghiêm túc thay vì đọc mấy cuốn self-help vớ vẩn như trước đây?


      Ha,... ở tuổi 40 - 41, anh ấy thấy thấm thía hơn vai trò của sức khỏe, tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Có lẽ anh ta bớt "ảo tưởng" và dần nhận ra điều gì là quan trọng hơn đối với cuộc sống của bản thân.

      Nhưng cái sơ đồ thì hết sức "buồn cười". Sức khỏe của bản thân sẽ đạt tới trạng thái tối ưu nhất trong một độ tuổi nhất định, có lẽ trong khoảng 15 - 25 tuổi. Sau tuổi đó dù có tập bao nhiêu đi chăng nữa, cũng không thể đạt được như vậy bởi thể chất được quy định bởi gen di truyền. Đó cũng là lý do tại sao, những vận động viên trong quá trình tập luyện, không may mắn bị chấn thương, họ buộc phải nghỉ 1 - 2 năm và sau đó không thể quay lại thi đấu được nữa. Một số người có thể trở thành huấn luyện viên, số khác thì chuyển nghề,... để hiểu có những thứ khi đã qua đi thì không thể lấy lại. (Ngoài thời gian thì còn là sức khỏe, trí tuệ, mối quan hệ,.... sau cùng mới là tiền bạc). Vì vậy nhận thức sớm, hiểu biết (sâu sắc) sớm là quan trọng để thay đổi sớm.

      Nhớ lại trong phần giới thiệu cuốn sách "Hiện tượng học về tinh thần" - Hegel, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn chia sẻ:

      H. Schnädelbach kết luận quyển sách của mình về Hegel một cách mỉa mai: “Điều Hegel không nói ra [trong diễn văn ấy] là: khi trẻ thì ta còn nhiều mơ mộng, còn lớn rồi thì tỉnh mộng. Hệ thống của Hegel là một cơn mơ trí tuệ mà triết học phải biết thức tỉnh khi đã lớn khôn” (H. Schnädelbach: Hegel, 1999: 166).

      Một thông tin thêm là có những ngành học chuyên nghiên cứu về thể chất con người [[Tản mạn về Chuyện Đọc#^uga1qu]]

      Ở nước ngoài có một môn tên là động năng con người (human kinetic). Môn học ấy tập trung nghiên cứu về sự chuyển hoá của các dạng vật chất và năng lượng bên trong con người. Một người bạn của tôi nghiên cứu môn này với mục đích là để có được cơ thể khoẻ mạnh. Sau khi đọc hết một quyển sách, hắn tìm ra mấu chốt trọng tâm chỉ là ngủ sớm, dậy sớm, tập thể dục đều đặn, mỗi ngày uống một cốc nước cam. 99% lượng thông tin còn lại của quyển sách là nói về việc nếu bạn không làm như thế thì cơ thể sẽ thế nào.


      Ở bài Tốc độ của niềm tin P1 (Hệ thống niềm tin) | Chiến lược sống (8, 2020), anh ta trích dẫn cuốn sách "7 thói quen thành đạt" cùng với hình minh họa (figures), trích dẫn/highlights/ví dụ (do anh ta thêm vào), sơ đồ tư duy (mindmap) do anh ta tự vẽ. Thiếu sót đó là: nó không có trích dẫn tài liệu tham khảo. Và có lẽ do vốn tiếng anh hạn chế, nên anh ta không tìm hiểu và đào sâu hơn vào các tài liệu liên quan bằng tiếng anh (thứ sẽ không có nếu chỉ đọc bằng tiếng Việt), ví dụ bài phê bình cuốn sách "7 thói quen thành đạt" phía trên bằng tiếng anh (hoặc các ngôn ngữ khác)? Và phê bình cái sơ đồ quy luật (?!) "niềm tin" này mà anh ta sử dụng. Nó từ đâu? Có nghiên cứu (lý thuyết/thực nghiệm) củng cố nó?

      Anh ta (có lẽ?) không biết là mỗi chữ cái mà anh ta vẽ trên cái sơ đồ trên, tương đương với các lĩnh vực nghiên cứu liên quan với hàng trăm, ngàn, trăm ngàn bài nghiên cứu và các cuốn sách liên quan trong lĩnh vực học thuật. Và cái sơ đồ trên chỉ mang tính "quy giản" (reduction). Tin vào nó cũng tốt (với người không biết gì hay người muốn có một bức tranh tổng quát "nho nhỏ"). Chứ nó không có ý nghĩa về mặt kiến thức hay sự hiểu biết.